Review Chùa Tam Chúc Và Cách Đi Du Lịch Tự Túc
Tóm tắt bài viết
Tóm tắt bài viết
Bạn đã bao giờ nghe nói về Chùa Tam Chúc - viên ngọc quý ẩn mình giữa lòng núi non hùng vĩ của Việt Nam chưa? Đây không chỉ là một địa điểm tâm linh thiêng liêng mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn, nơi hội tụ của vẻ đẹp thiên nhiên, kiến trúc độc đáo và sự bình yên tuyệt vời.
Bạn sẽ được khám phá những bí mật đằng sau vẻ đẹp của chùa, cũng như những lời khuyên hữu ích để có một chuyến du lịch tự túc hoàn hảo. Cảm giác thư thái khi dạo bước trong khuôn viên chùa, sự thanh tịnh trong tâm hồn khi ngồi thiền hay niềm hân hoan khi tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Phật giáo của Việt Nam sẽ là những trải nghiệm không thể quên.
1. Tìm hiểu về chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội 70 km. Tam Chúc được mệnh danh là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới với diện tích 500 ha cùng với công trình kiến trúc cổ đại giúp thu hút nhiều khách du lịch ngày càng nhiều.
Vị trí vô cùng đắc địa với phía sau là hồ Lục Nhạc cùng với 6 hòn đảo cổ giữa hồ, phía trước là núi Thất Tinh. Muốn biết được quá trình hình thành ngôi chùa linh thiêng này ra sao, hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
1.1 Lịch sử hình thành chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc ban đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây dựng từ thời Lý, trên một ngọn đồi nhỏ giữa hồ Tam Chúc. Ngôi chùa này đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và chịu ảnh hưởng của nhiều thời kỳ.
Theo như lịch sử truyền lại, chùa Tam Chúc được xây dựng vào thời nhà Đinh cách đây hơn 1000 năm về trước. Mặt trước là hồ, phía sau là núi gắn liền với sự tích “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”. Với sự tích được kể lại rằng trên đỉnh 7 ngọn núi ở chùa Tam Chúc có 7 ngôi sao tượng trưng cho 7 vị thần tiên vì bị vẻ đẹp thiên nhiên làm mê muội mà không chịu quay trở về.
Chùa Tam Chúc được mệnh danh là ngôi chùa lớn trên thế giới
Bằng cách reo chuông để kêu họ quay về, 6 hòn đảo tượng trưng cho 6 quả chuông hay còn gọi là Lục nhạc được đặt giữa hồ, còn 7 ngọn núi là được gọi là Thất Tinh. Về sau nhiều người khi biết được có 7 ngôi sao trên núi Thất Tinh bằng tìm cách để chiếm đoạt, họ đã đốt lửa hồng để lấy đi chúng và đã có 4 ngôi sao biến mất do ngọn lửa cháy lớn và hiện chỉ còn lại 3 ngôi sao.
Từ đó ngôi chùa được người ta đặt tên là Ba Sao, và đã đổi thành chùa Tam Chúc. Ngôi chùa không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là biểu tượng của sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục tâm hồn và tìm kiếm sự bình yên nội tâm.
1.2 Vị trí địa lý của chùa Tam Chúc
Khu du lịch Tam Chúc Hà Nam được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh, nơi đây được xây dựng với thế Tựa sơn, hướng thủy là một trong những điểm chung về phong thủy của ngôi chùa cổ. Ngôi chùa này được nhiều thợ thủ công lành nghề của nhiều tôn giáo thi công như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo. Tạo nên thắng cảnh ấn tượng nhưng vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa Việt Nam.
Tam Chúc, Bái Đính và chùa Hương tạo thành một trục du lịch tâm linh lớn nhất cả nước, không chỉ thuận lợi về mặt địa lý, tiện lợi cho giao thông đi lại mà còn mang đến tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Trải qua thời gian, chùa Tam Chúc bị xuống cấp nghiêm trọng và mất dần vẻ đẹp ban đầu. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 21, dự án phục hồi và xây dựng lại Chùa Tam Chúc đã được tiến hành, nhằm phục hồi vẻ đẹp cũng như tôn tạo giá trị tâm linh của ngôi chùa.
Hiện nay, Chùa Tam Chúc đã trở thành một trong những quần thể chùa lớn nhất thế giới với quy mô hiện đại, kết hợp giữa nét truyền thống và kiến trúc hiện đại. Ngôi chùa có diện tích khoảng 5.000 hecta, bao gồm nhiều công trình như tượng Phật, hồ Tam Chúc, vườn thiền, và nhiều công trình kiến trúc khác.
2. Trụ trì chùa Tam Chúc hiện nay là ai?
Hiện nay, trụ trì chùa Tam Chúc là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu. Trụ trì ngôi chùa cổ này cũng đang giữ chức vị là Phó Chủ tịch thường trực hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngoài ra, ra ngôi chùa cổ Tam Chúc Hà Nam cũng là nơi mà các thiền sư Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền Quang, Trương Ma Ni tu hành.
Trụ trì chùa Tam Chúc là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu
3. Giá vé tham quan tại Chùa Tam Chúc
Hiện tại vé tham quan vào cổng chùa Tam Chúc vẫn đang được miễn phí đối với những khách hành hương lễ Phật, bạn chỉ tốn phí di chuyển để tham quan trong khu chùa rộng lớn này.
Với giá vé di chuyển bằng du thuyền và đò trên sông lần lượt là 250.000 đồng và 200.000 đồng. Còn đối với việc di chuyển bằng xe điện chỉ tốn 90.000đ/vé/người. Tối đa cho một lần di chuyển bằng xe điện là 12 người và du thuyền là 36 người. Bạn cũng có thể chọn gói Combo du thuyền và buffet để được mức giá ưu đãi và tiết kiệm hơn. Vừa có thể thưởng thức món ăn vừa có thể ngắm toàn bộ khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt trần này.
4. Top 6 địa điểm nhất định phải ghé tại chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới về cả bề dày, diện tích và cả lịch sử hình thành rất lâu đời. Nếu có cơ hợi một lần đến đây, bạn đừng bỏ lỡ những địa điểm du lịch sau để không hối tiếc nhé.
4.1 Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là địa điểm được thiết kế với nhiều hoa văn nhiều màu sắc vô cùng lớn, là điểm đón/trả khách du lịch khi di chuyển bằng xe điện. Đây là 3 cánh cổng chính dẫn lối vào chùa với 2 cổng phụ và 1 cổng chính có kiến trúc đồ sộ mang ý nghĩa lịch sử. Tam Quan được hiểu là 3 cách nhận thức của Đức Phật đó là hữu quan, không quan và trung quan thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và trung dung của cả hai.
Cổng Tam Quan
4.2 Nhà khách Thủy Đình
Khi bước qua cánh cổng tam quang, bạn sẽ bắt gặp ngay nhà khách Thủy Đình, là điểm để check in mua vé khu du khách muốn di chuyển bằng du thuyền trên sông để thưởng thức những cảnh quan đẹp. Mô hình nhà khách xây dựng nổi trên sông, được trang trí một cách tỉ mỉ, xung quanh là bốn bề sông nước với vẻ đẹp hùng vĩ. Bạn nên thử một lần đặt chân lên đây để chiêm ngưỡng được cảnh đẹp thiên nhiên và khí trời mát mẻ này.
Nhà khách Thủy Đình
4.3 Vườn Cột Kinh
Sau khi đi qua cổng Tam Quan, bạn sẽ đi đến Vườn Cột Kinh theo lối đi đến điện Quan Âm nổi bật với 32 cột kinh – là điểm ấn tượng và độc đáo tại chùa Tam Chúc bạn nên ghé qua. Cột được làm từ đá Thanh Hóa và trên đỉnh là búp hoa sen, phần thân là những lời Phật dặn có ý nghĩa vô cùng sâu xa. Những cột kinh được đặt dựng đứng cách nhau khoảng cách vừa đủ giúp quang cảnh trở nên hùng vĩ và tráng lệ.
Vườn Cột Kinh
4.4 Tam Điện
Khu vực Tam Điện có 3 chính điện chính gồm: Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế. Trong đó:
-
Điện Quán Âm: Nơi thờ Phật nghìn tay, nghìn mắt.
-
Điện Giáo Chủ: Đây là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, bên trong có một pho tượng được đúc bằng đồng nguyên khối nặng gần 100 tấn. Xung quanh là Điện Giáo Chủ là 4 bức phù điêu lớn nói về những giai đoạn từ khi sinh ra và lớn lên của Đức Phật.
-
Điện Tam Thế: Là nơi lớn nhất trong 3 chính diện ở đây gồm 3 pho tượng tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tam Điện
4.5 Chùa Ngọc
Một địa điểm tham quan cũng vô cùng đặc sắc đó là Chùa Ngọc, đường đi đến đây rất gian nan vì nằm trên đỉnh núi Thất Tinh và đằng sau Điện Tam Thế. Khi đặt chân đến đây bạn có thể chiêm ngưỡng một vẻ đẹp của núi non xung quanh là núi và sông bao trùm tạo nên một cảnh đẹp giữa đất trời thiên nhiên hùng vĩ.
Chùa được xây dựng bằng đá granite được vận chuyển từ Ấn Độ, gồm 3 tầng và bên trong có một pho tượng Hồng Ngọc nặng tới 4.9 cùng với những báu vật quý giá đều được trưng bày cho du khách chiêm ngưỡng.
Chùa Ngọc
4.6 Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc là nơi tôn thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt nhà Đinh, từ chùa Tam Chúc bạn có thể đến đình bằng một cây cầu với bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Với tọa lạc ở giữa hồ Lục Ngạn, khi nhìn từ trên xuống bạn có thể thấy toàn bộ vẻ đẹp của ngôi Đình trở nên oai phong và có chút nét cổ xưa được gìn giữ từ lâu đời.
Đình Tam Chúc
5. Kinh nghiệm đi du lịch tự túc tới chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc là một địa điểm tham quan nổi tiếng không chỉ ở Việt mà còn được bạn bè quốc tế biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Hãy một lần đến đây để có thể trải nghiệm được một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Sau đây là một số kinh nghiệm dành cho khi đang lên kế hoạch đi chùa Tam Chúc để có thể tham khảo và có được một chuyến đi tuyệt vời.
5.1 Phương tiện di chuyển
Bạn có thể đến chùa Tam Chúc bằng nhiều phương tiện khác nhau khi đã đặt chân đến tỉnh Hà Giang.
- Xe khách: Chỉ 60.000 đồng/1 vé/người là bạn có thể di chuyển thuận lợi đến chùa chỉ mất 1 tiếng đồng hồ, xe sẽ chạy trên cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ.
- Xe bus: Nếu như bạn muốn tiết kiệm chi phí hơn thì có thể lựa chọn đi xe bus với giá bằng một nửa xe khách là 30.000 đồng. Tuyến xe bus Hà Nội - Phủ Lý sẽ xuất phát từ bến Giáp Bát với tần suất 15 phút là có 1 chuyến, du khách có thể thoải mái di chuyển mà không cần đợi lâu.
- Phương tiện cá nhân: Nếu như bạn muốn đi tự túc bằng phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy thì có thể đi thẳng trên quốc lộ 1A khi xuất phát từ Hà Nội, đi qua thành phố Phủ Lý và chạy thẳng theo hướng Kim Bảng là sẽ thấy ngay ngôi chùa.
5.2 Chỗ ở và ăn uống
Chỗ ở: Sau khi tham quan xong ngôi chùa Tam Chúc, bạn có thể nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc có thể qua đêm tại khách xá tại chùa với 900.000 đồng/phòng/đêm. Hoặc cũng có thể ở những khách sạn trong trung tâm thành phố Phủ Lý với mức giá dao động từ 800.000 – 1200.000 đồng/ phòng. Tất cả đều được phục vụ với đầy đủ tiện nghi, riêng tại chùa du khách sẽ được bao ăn sáng khi tá túc tại đó.
Ăn uống: Khi đến đây du khách sẽ được thưởng thức những món ngon đặc sản của miền đất này với bao gồm cả đồ ăn chay và ăn mặn như cá kho làng Vũ Đại, bún Tái Kênh,…. Trong khuôn viên chùa, du khách sẽ được phục vụ những món ngon như bún, phở hay cơm chay với mức giá 70.000 đồng một phần.
6. Những điều lưu ý khi đi du lịch tại chùa Tam Chúc
- Nên mặc trang phục thoải mái và lịch sự, kín đáo.
- Không được xả rác bừa bãi, không nói to tiếng làm mất trật tự.
- Không nên thắp quá nhiều hương khi vào điện, chỉ nên thắp 1 nén hương ở đỉnh ngoài sân.
- Vào mùa lễ hội thì chùa rất đông nên việc mua vé điện, vé thuyền phải xếp hàng chờ đợi rất lâu, nên du khách hãy ở lại khu tập trung và cử 1 người đi mua vé đỡ phải chen chúc.
- Du khách nên hẹn nhau tại điểm chờ cố định trước Cổng Tam Quan để tránh thất lạc.
- Khi vào chùa nên làm lễ trình tại Cổng Tam Quan, chính giữa là tượng Phật nằm, hai bên là tượng Hồ Pháp.
- Hướng đi lên bên phải và đi xuống ở bên trái.
- Chỉ nên thả tiền vào hòm công đức hoặc tại bàn ghi công đức, không đặt tiền lên bàn thờ.
Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên của ngôi chùa được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn", bạn nên đi vào khoảng thời gian từ tháng 9-11 và tháng 1-3. Thời điểm mùa thu và màu xuân có thời tiết vô cùng dễ chịu và nắng ấm không quá nóng rất thích hợp để đi du lịch đến đây. Hy vọng những gì Timan chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi tự túc vô cùng ý nghĩa hoặc có thể cùng đi chung với người thân và bạn bè nhé.