5/5 Là Ngày Gì? Nên Làm Gì Vào Tết Đoan Ngọ?

Reviewed by:
Yến Linh
Update 09/08/2024
2100
Tết Đoan Ngọ được diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt. Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ được coi là thời điểm để con người gắn kết với thiên nhiên, thanh lọc cơ thể và đón nhận những điều may mắn.
Tóm tắt bài viết

Tóm tắt bài viết

    Tóm tắt bài viết
    Tóm tắt bài viết

    Tóm tắt bài viết

    Tóm tắt bài viết

    Mùng 5/5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ, không chỉ là ngày lễ truyền thống của người Việt Nam mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện và ý nghĩa rất hay. Vậy ngày lễ này có ý nghĩa gì? Thường có những hoạt động nào? Cùng Timan tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc cũng như tận hưởng ngày Tết đặc biệt này thật trọn vẹn nhé!

     

    1. Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

     

    Tại Việt Nam, ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là ngày lễ truyền thống lâu đời liên quan đến sự tuần hoàn của thời tiết. 
    “Đoan” được hiểu là “mở đầu, “Ngọ” là “giữa trưa”, tức thông báo sự bắt đầu của chuỗi ngày nắng nóng trong năm. Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ còn nói lên sự quan sát cẩn thận của nông dân đối với thời tiết, giúp trồng trọt thuận lợi.

     

    Bên cạnh đó, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để con cháu ở nhiều nơi tụ họp để mừng lễ và cầu chúc một năm mưa thuận gió hòa. Đối với một số nước Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc,... thì ngày 5/5 còn được xem là ngày Tết truyền thống.

     

    Mùng 5/5 là ngày gì?

    Mùng 5/5 là ngày gì?

     

    2. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

     

    Ngày xưa, nông dân thường ăn mừng vào vụ mùa bội thu nhưng sâu bọ kéo đến phá nát mọi thứ. Nông dân lo lắng tìm cách giải quyết nhưng chẳng đi đến đâu. Bỗng nhiên, một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân chỉ họ biện pháp đuổi sâu bọ.

     

    Ông bảo rằng mỗi nhà nên lập một bàn cúng gồm trái cây, bánh tro rồi ra trước nhà vận động thể dục. Ai nấy đều lạ lẫm về nghi thức này nhưng vẫn tích cực làm theo. Chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ đã té ngã như rạ.

     

    Từ đó, ngày 5 tháng 5 âm lịch được gọi là ngày Tết sâu bọ. Sau nhiều năm được chuyển thành “Tết Đoan Ngọ”, vì việc cúng điếu thường diễn ra vào giờ Ngọ.

     

    Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

    Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

     

    3. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

     

    Tết Đoan Ngọ mang trong mình những giá trị truyền thống sâu sắc mà người Việt đã gìn giữ từ bao đời nay. Không chỉ là dịp để tiêu diệt sâu bọ, bảo vệ mùa màng, Tết Đoan Ngọ còn có ý nghĩa thanh lọc cơ thể, loại bỏ những mầm bệnh trong thời điểm giao mùa. Theo quan niệm dân gian Việt Nam, các loại ký sinh trong hệ tiêu hóa thường hoạt động mạnh vào ngày này, và đây là lúc thích hợp để sử dụng những món ăn chua nhằm đẩy lùi chúng.

     

    Ngoài ra dịp Tết Đoan Ngọ cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Người ở xa trở về đoàn tụ, người ở gần thì cùng chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, tạo nên không khí ấm áp, sum vầy. Dịp lễ này không chỉ gắn kết tình thân mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của sức khỏe và sự cân bằng trong cuộc sống.

     

    Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

    Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

     

    4. Nên làm gì vào Tết Đoan Ngọ để gặp nhiều may mắn?

     

    Ngày mùng 5/5 thường diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa khác nhau. Sau đây là một số hoạt động mang lại bình an, may mắn phổ biến trong ngày Tết này:

     

    4.1 Hái lá thuốc

     

    Hái lá thuốc là một phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm. Ở nông thôn, người dân quan niệm rằng, 12 giờ trưa là thời điểm mà dương khí hài hòa nhất. Vì thế, những loại lá cây được hái trong thời gian này sẽ có công dụng chữa bệnh rất tốt.

     

    Lá thuốc được hái là nhóm cây cỏ có tác dụng chữa bệnh về da hoặc đường ruột và hệ tiêu hóa. Những lá thuốc này được sơ chế đơn giản bằng cách đun thành nước để uống hoặc băm nhỏ bôi lên vùng cần chữa trị.

     

    Hái lá thuốc

    Hái lá thuốc

     

    4.2 Tắm nước lá mùi

     

    Tắm nước lá mùi là một trong những việc nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ, đây là là một phong tục truyền thống đầy ý nghĩa trong dịp Tết Đoan Ngọ. Rau mùi, hay còn gọi là ngò rí, không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt, mà còn được coi là "dược liệu" tự nhiên quý giá.

     

    Theo truyền thuyết, việc đun nước từ lá mùi để tắm vào ngày Tết Đoan Ngọ không chỉ giúp xua tan gió độc, mà còn mang lại sức khỏe dồi dào và tinh thần sảng khoái cho người tắm. Phong tục này không chỉ thể hiện sự gắn kết với thiên nhiên mà còn là cách để con người bảo vệ sức khỏe, thanh lọc cơ thể trong dịp lễ quan trọng này.

     

    Tắm nước lá mùi

    Tắm nước lá mùi

     

    4.3 Khảo cây vào giờ Ngọ

     

    Khi mặt trời lên đỉnh đầu trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ đi khảo cây. Đây được xem là hành động đánh vào cây để khảo sát, kiểm tra những vấn đề mà cây đó gặp phải. Những cây được khảo thường là cây ít ra hoa trái và bị sâu bệnh.

     

    Việc khảo cây cần ít nhất 2 người để thực hiện. Người đầu tiên sẽ trèo lên cây, người còn lại sẽ cầm dao và đưa ra câu hỏi như “Tại sao năm nay không ra trái?, “Mùa sao phải ra trái thật nhiều”,... Điều này nhằm mong ước một mùa vụ được sung túc và bội thu.

     

    Khảo cây vào giờ Ngọ

    Khảo cây vào giờ Ngọ

     

    4.4 Ăn cơm rượu nếp

     

    Một món ăn không thể thiếu trong ngày 5/5 âm lịch của cả 3 miền, đó chính là cơm gạp nếp. Cơm rượu nếp được nấu bằng nếp cẩm lên men cùng với rượu. Món ăn có vị ngọt nhưng không nồng nặc mùi rượu, có thể chữa được các bệnh suy nhược hoặc đau bao tử.

     

    Vào ngày Tết Đoan Ngọ, gia đình sẽ quây quần bên nhau để thưởng thức món cơm rượu nếp. Sau khi ăn món này, mọi người thường trở nên hoạt bát và vui tươi làm bầu không khí nhộn nhịp hơn.

     

    Ăn cơm rượu nếp

    Ăn cơm rượu nếp

     

    4.5 Ăn bánh ú tro

     

    Bánh ú tro là loại bánh truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Đây cũng là một phiên bản khác của bánh gio miền Bắc. Món bánh này là sự kết hợp tinh tế giữa nếp và đậu xanh, được gói khéo léo trong lớp lá chuối hoặc lá dong, tạo nên hình chóp đặc trưng. B

     

    ánh ú tro không chỉ là phiên bản miền Nam của bánh gio miền Bắc, mà còn mang trong mình hương vị độc đáo và ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Những chiếc bánh nhỏ xinh, thường được buộc thành từng chùm 10 cái, không chỉ dễ dàng đếm mà còn tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn tụ trong mỗi gia đình. Mỗi miếng bánh ú tro như một lời nhắc nhở về giá trị của truyền thống và tình thân trong dịp lễ Tết Đoan Ngọ.

     

    Ăn bánh ú tro

    Ăn bánh ú tro

     

    4.6 Ăn thịt vịt

     

    Thịt vịt chứa nhiều dưỡng chất và tính mát giúp giải nhiệt rất tốt. Đồng thời, vào khoảng tháng 5 âm lịch, vịt vào mùa nên béo ngậy, thịt ngon và không bị hôi. Chính vì vậy, thịt vịt trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

     

    Ăn thịt vịt

    Ăn thịt vịt

     

    4.7 Ăn trái cây

     

    Mâm trái cây dâng lên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ rất đa dạng. Một số loại trái cây thường được chọn như mận, xoài, vải, dưa hấu,... Việc cúng và thưởng thức các loại hoa quả này không chỉ mong muốn giết sâu bọ mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

     

    Ăn trái cây

    Ăn trái cây

     

    4.8 Ăn chè vào ngày Tết Đoan Ngọ

     

    Chè trôi nước là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè được làm từ bột nếp mềm mịn, bên trong là nhân đậu xanh bùi bùi, khi thưởng thức cùng với nước cốt dừa béo ngậy tạo nên một hương vị ngọt ngào, thanh mát khó quên. Món chè trôi nước không chỉ hấp dẫn bởi vị ngon mà còn mang theo ý nghĩa về sự trọn vẹn, viên mãn trong cuộc sống.

     

    Chè trôi nước

    Chè trôi nước

     

    Ngoài chè trôi nước thì còn có chè kê là món ăn đặc sản của người Huế, đặc biệt trong dịp Tết Đoan Ngọ. Từ hạt kê được xay nhuyễn, loại bỏ lớp vỏ ngoài, người Huế tỉ mỉ ngâm rồi đun sôi đến khi hạt kê nở mềm, tạo nên một hỗn hợp sền sệt thơm lừng. Khi thêm chút nước đường và gừng, chè kê mang đến hương vị đậm đà, ấm áp, khiến bất cứ ai thưởng thức cũng đều cảm nhận được sự tinh tế và công phu của món ăn truyền thống này.

     

    5. Điều kiêng kỵ không nên làm vào mùng 5/5

     

    Đối với dân làm ăn và người chú trọng vào phong thủy, mùng 5/5 là ngày rất quan trọng. Chính vì lẽ đó, bạn cần phải kiêng kỵ một số điều để tránh gặp xui xẻo:

     

    • Không làm rơi mất tiền: Theo dân gian, việc làm mất tiền vào Tết Đoan Ngọ như đánh rơi tài lộc, khiến tài vận đi xuống. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến tài sản cá nhân, tránh làm rơi hoặc mất.
    • Không xuất hành lúc 12 giờ trưa hoặc dừng chân ở nơi âm u như nghĩa trang, bệnh viện,... Vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • Tuyệt đối không soi gương sau 12 giờ đêm.
    • Tránh cãi vã, xích mích: Vào ngày này, việc giữ hòa khí trong gia đình và với người xung quanh được coi là rất quan trọng. Cãi vã có thể mang lại xui xẻo hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ.
    • Không cắt tóc, cắt móng tay: Người ta cho rằng việc cắt tóc hoặc móng tay trong ngày Tết Đoan Ngọ có thể làm mất đi phúc lộc, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thịnh vượng.
    • Không mua đồ mới: Một số người cho rằng việc mua sắm đồ đạc vào ngày Tết Đoan Ngọ có thể đem lại vận xui, vì vậy nên tránh mua sắm trong ngày này.
    • Không nên dậy muộn: Theo quan niệm dân gian, việc thức dậy sớm vào ngày Tết Đoan Ngọ là cách để đón nhận năng lượng tích cực, giúp xua đuổi tà khí và những điều không may.
    • Tránh để trẻ con khóc: Trẻ em khóc trong ngày này được cho là sẽ không tốt cho sự phát triển và có thể mang lại điều không may mắn cho gia đình.

     

    Điều kiêng kỵ không nên làm vào mùng 5/5

    Điều kiêng kỵ không nên làm vào mùng 5/5

     

    Những kiêng kỵ này thường xuất phát từ các quan niệm dân gian và mang tính chất tâm linh, với hy vọng mang lại sức khỏe, may mắn, và sự an yên cho gia đình trong suốt năm.

     

    Hy vọng với những thông tin trên bài, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc "Tết Đoan Ngọ nên làm gi để may mắn". Tết Đoan Ngọ là ngày Tết giữa năm, với mong muốn tưởng nhớ tổ tiên về một mùa màng bội thu và cầu mong sức khỏe bình an. Timan hy vọng bạn sẽ có một ngày lễ tết thật vui vẻ và ấm áp bên gia đình. Đừng quên dành những lời chúc tốt đẹp đến người thân nhé!

    ic ic ic ic
    Trang chủ
    0 Giỏ hàng
    Nhắn tin