Cách Gói Bánh Tét Ngon, Dẻo Thơm Ăn Hoài Không Ngán

23/11/2023
Bánh tét còn gọi là bánh đòn, có màu xanh mướt bắt mắt, vừa dẻo vừa béo thơm. Timan sẽ hướng dẫn bạn cách gói bánh tét thơm ngon và đẹp mắt cực kỳ đơn giản.
Tóm tắt bài viết

Tóm tắt bài viết

    Tóm tắt bài viết
    Tóm tắt bài viết

    Tóm tắt bài viết

    Tóm tắt bài viết

    Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người miền Bắc sẽ gói bánh chưng xanh còn miền Nam và miền Trung là những đòn bánh tét ngon dẻo. Bánh tét còn gọi là bánh đòn, có màu xanh mướt bắt mắt, vừa dẻo vừa béo thơm. Trong bài viết này, Timan sẽ hướng dẫn bạn cách gói bánh tét thơm ngon và đẹp mắt để ăn hoặc đưa lên mâm cỗ cúng ông bà trong ngày Tết cực kỳ đơn giản.

     

    1. Ý nghĩa của bánh tét trong ngày Tết

     

    Bánh tét là món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Nam Bộ và một phần khu vực Trung Bộ. Theo nhiều tài liệu, tên gọi “bánh tét” được hình thành từ cách đọc trại theo tính chất vùng miền của từ “bánh tết”. Một số người cho rằng “tét” là hành động cắt bánh thành từng khoanh nhỏ trước khi ăn.

     

    Bánh tét được bọc bên ngoài bằng nhiều lớp lá chuối, tượng trưng cho hình ảnh người mẹ ôm lấy con. Điều này thể hiện mong muốn sum vầy của người Việt trong ngày Tết. Ngoài ra, phần nhân thịt và đậu xanh của bánh còn có ý nghĩa cầu mong năm mới ấm no và sung túc.

     

    2. Gợi ý 5 loại bánh tét phổ biến hiện nay

     

    Bánh tét là món ăn không thế thiếu trong ngày Tết cổ truyền hoặc đám giỗ của người Việt Nam. Theo thời gian, món bánh tét truyền thống này đã được người dân sáng tạo ra nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số loại bánh tét phổ biến hiện nay:

     

    2.1 Bánh tét ngũ sắc

     

    Bánh tét ngũ sắc bao gồm 5 loại vị khác nhau. Mọi người thường dùng loại bánh này để đi chúc Tết với mong muốn chúc một năm mới suôn sẻ và may mắn.

     

    Bánh tét ngũ sắc

    Bánh tét ngũ sắc

     

    Loại bánh tét này được gói từ xôi đã nấu chín. Khi cắt bánh ra, bạn sẽ thấy có 5 màu gồm màu đỏ của gấc, xanh của lá dứa, màu vàng của đậu, màu cam của trứng muối và màu trắng của thịt mỡ.

     

    2.2 Bánh tét lá cẩm

     

    Bánh tét lá cẩm là một trong những món ăn sáng tạo của người dân Cần Thơ. Loại bánh này có hương vị đậm đà và màu sắc vô cùng quyến rũ.

     

    Bánh tét lá cẩm

    Bánh tét lá cẩm

     

    Để tạo ra sắc tím đẹp mắt, thợ làm bánh phải ngâm nếp với lá cẩm. Nhân bánh được làm từ nhiều loại như tôm khô, đậu xanh, thịt mỡ, trứng muối hoặc lạp xưởng.

     

    2.3 Bánh tét nhân đậu

     

    Bánh tét nhân đậu là một trong những loại bánh truyền thống. Loại bánh này thường được mọi người sử dụng để cúng vào ngày mồng một.

     

    Bánh tét nhân đậu

    Bánh tét nhân đậu

     

    Thông thường, bánh sẽ được làm bằng gạo nếp dẻo thơm với nhân chính là đậu xanh hoặc kết hợp cùng thịt ba chỉ. Đậu khi được ngâm trong nước vài tiếng sẽ đem đi hấp chín rồi nhào với đường. Nếu là đậu phộng thì sẽ được trộn cùng với nếp thơm trước khi gói.

     

    2.4 Bánh tét chuối

     

    Bánh tét chuối được xem là món ăn miền Nam nổi tiếng mà người dân miền Tây ưa thích. Cách làm bánh tét chuối cũng rất đơn giản. Người làm chỉ cần chọn chuối xiêm chín và đem ướp với ít đường cát để làm nhân bánh.

     

    Bánh tét chuối

    Bánh tét chuối

     

    Vỏ bánh sẽ được làm bằng nếp ngon dẻo. Nếp sau khi được ngâm sẽ được xào với nước cốt dừa để tăng độ béo của bánh. Ngoài ra, nếp còn được trộn thêm đậu đen, đậu đỏ hoặc lá dứa trông rất đẹp mắt.

     

    2.5 Bánh tét nước tro

     

    Bánh tét nước tro nghe có vẻ lạ, đây là loại bánh có nhân ngọt. Nhân bánh tét thường làm bằng đậu xanh bóc vỏ nấu chín và tán nhuyễn với ít đường muối. Mỗi đòn bánh tét được nấu chín sẽ có màu nếp trong và nở đều. Vỏ bánh sẽ có độ mềm dẻo, còn nhân bánh thì ngọt vừa và thơm bùi của đậu xanh.

     

    Bánh tét nước tro

    Bánh tét nước tro

     

    Loại bánh này có kích thước nhỏ hơn những đòn bánh tét truyền thống. Do đó, bánh tét nước tro được nhiều người mua về làm quà khi du lịch. Bên cạnh đó, loại bánh này còn thường xuất hiện trong những dịp cúng kiến.

     

    3. Cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt 

     

    3.1 Nguyên liệu

     

    Thông thường, một đòn bánh tét truyền thống sẽ được làm từ gạo nếp, thịt ba chỉ, đậu xanh, lá dứa. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị thêm lá chuối, gia vị và dây lạt gói bánh.

     

    • Gạo nếp: 60 gram
    • Đậu xanh: 300 gram
    • Thịt ba chỉ: 200 gram
    • Lá chuối: 2 bó 
    • Lạt tre: 2 bó
    • Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu

     

    3.2 Sơ chế nguyên liệu

     

    Bạn sơ chế các nguyên liệu làm bánh theo các bước dưới đây:

     

    • Vo sạch gạo nếp và ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho nở mềm. Sau đó, vớt nếp ra để ráo rồi trộn đều với một ít muối.
    • Đậu xanh đãi sạch vỏ và ngâm trong nước khoảng 4 - 5 tiếng để đậu nở mềm. Tiếp đến, vớt đậu xanh ra để ráo và xóc đều với muối.
    • Sơ chế thịt ba chỉ rồi cắt thành những miếng dài khoảng 12 - 13cm với chiều ngang là 2cm. Sau đó, ướp thịt với gia vị sao cho vừa ăn và để khoảng 40 phút.
    • Lạt tre ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho mềm rồi cắt thành sợi dài. Mỗi sợi có chiều ngang khoảng 0,5cm. Lạt tre mềm sẽ giúp gói bánh chắc tay và không bị đứt. 
    • Lá chuối sau khi mua về thì cắt bỏ phần cuống và dùng khăn lau sạch. Sau đó, tách lá thành từng miếng dài khoảng 60cm. Lưu ý là thực hiện thật nhẹ tay để không làm rách lá. 

     

    3.3 Cách gói bánh tét 

     

    Sau khi chuẩn bị và xử lý các nguyên liệu, bạn tiến hành gói bánh như sau:

     

    • Bước 1: Xếp lá chuối lên một mặt phẳng sạch như mặt bàn, mâm, khay,… Sau đó, xếp 2 miếng lá chuối cạnh nhau rồi xếp thêm 1 miếng vào giữa.
    • Bước 2: Cho nếp vào giữa lá chuối, dùng tay hoặc muỗng kẻ một đường ở giữa.
    • Bước 3: Xếp nhân thịt heo và đậu xanh vào giữa phần gạo đã kẻ trước đó. Sau đó, đổ một lớp mỏng gạo nếp lên trên để che lấp nhân. Lưu ý phần nhân phải ít và thường nằm gọn trong lớp nếp.
    • Bước 4: Gói lớp lá chuối ở giữa để cố định dáng bánh, sau đó dùng hai lớp lá chuối ở ngoài cuộn tròn và gấp hai bên mép. Cuối cùng, dùng lạt cố định bánh tét theo cả chiều dọc và chiều ngang. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong cách gói bánh tét rồi đấy.

     

    4. Cách nấu bánh Tét truyền thống

     

    • Bánh tét có ngon hay không thì ngoài các cách làm trên, công đoạn nấu bánh cũng rất quan trọng. Đầu tiên, bạn cho lá chuối ở dưới đáy rồi xếp bánh tét theo chiều dọc của nồi. Đổ nước ngập bánh và nấu trong khoảng 8 tiếng.
    • Khi nấu được khoảng 2 tiếng, bạn vớt bánh ra và trở đầu bánh rồi đem nấu tiếp. Cách làm này sẽ giúp cho bánh chín đều hơn. Khi nấu được nửa thời gian, bạn vớt bánh ra và thay nước mới. Sau đó, xếp bánh vào nồi và tiếp tục nấu.
    • Trong quá trình nấu, bạn nên chú ý châm nước thường xuyên để nồi bánh không bị cạn. Bánh tét đã luộc xong thì vớt bánh ra để nguội rồi thưởng thức.

     

    5. Lời kết

     

    Việc tự tay chuẩn bị nguyên liệu để làm một chiếc bánh tét tại nhà không chỉ đảm bảo hương vị bánh ngon mà còn an toàn vệ sinh. Timan chúc bạn thực hiện thành công!

    ic ic ic ic
    Trang chủ
    0 Giỏ hàng
    Nhắn tin