Lý Giải Về Ngũ Hành Tương Sinh, Màu Sắc Phù Hợp Từng Bản Mệnh
Tóm tắt bài viết
Tóm tắt bài viết
Ngũ hành tương sinh là sự liên kết giữa năm nguyên tố cơ bản bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Mỗi nguyên tố đều có mối quan hệ tương sinh và tương khắc với nhau. Tương sinh biểu thị sự cân bằng và hỗ trợ giữa các yếu tố, trong khi tương khắc biểu thị sự xung đột tiềm tàng. Vậy bạn đã hiểu rõ ngũ hành tương sinh là gì chưa, nếu chưa hãy cùng Timan tìm hiểu thêm về chủ đề thú vị này nhé!
1. Ngũ hành là gì?
Không phải ai cũng hiểu và biết rõ những vấn đề về tâm linh phong thuỷ, chắc chắn nhiều người sẽ có thắc mắc rằng thuyết ngũ hành là gì. Trước khi hiểu về ngũ hành thì bạn cần phải biết rõ về sự vận động không ngừng nghỉ của vũ trụ tác động lên con người, hướng họ đến những nhận thức về phong thuỷ và tâm linh. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào thuyết ngũ hành này vì cho rằng đó là những điều mơ hồ, mê tín dị đoan.
Khi những quy luật và nguyên lý về ngũ hành ra rời, chúng đã đưa ra hàng loạt giải pháp mang tính hệ thống, dự báo về chu trình âm dương. Chẳng hạn như việc điều hòa âm khí và tăng dương khí.
Ngũ hành tượng trưng cho 5 bản mệnh
Vậy ngũ hành nên được hiểu là gì? Từ thời cổ đại Trung Hoa, ngũ hành được biết đến là sự tồn tại của 5 yếu tố cấu thành nên vạn vật và vũ trụ, bắt nguồn từ triết học cổ đại tại Trung Quốc. 5 yếu tố được tượng trưng cho 5 bản mệnh, mỗi bản mệnh là biểu tượng của một vật thể có những đặc tính riêng biệt, nói lên được tính cách của mỗi người. Sự ra đời của ngũ hành sẽ giúp cho vạn vật được cân bằng dựa vào thuyết âm dương.
Ngũ hành (五行) là một hệ thống triết học cổ đại được sử dụng để giải thích nhiều hiện tượng tự nhiên, văn hóa, và xã hội. Ngũ hành gồm năm yếu tố cơ bản: Kim (金), Mộc (木), Thủy (水), Hỏa (火), Thổ (土). Mỗi yếu tố này đại diện cho một loại năng lượng khác nhau và có mối quan hệ tương sinh, tương khắc với nhau.
5 nguyên tố ngũ hành bao gồm:
- Hành Kim: kim loại
- Hành Mộc: cây cối, gỗ
- Hành Thủy: nước, chất lỏng
- Hành Hỏa: lửa
- Hành Thổ: đất đai
Người phương Tây thường dựa vào vòng tròn cung hoàng đạo và sự chuyển động của các hành tinh, vũ trụ để biết được tính cách, nhân tướng học và những vấn đề xung quanh. Còn ở phương Đông, thuyết ngũ hành được sử dụng rất phổ biến. Thuyết ngũ hành được áp dụng nhiều trong đời sống của người phương Đông, chúng ta dựa vào đó để dự đoán về nhân tướng học, thiên văn học, địa lý, văn hoá,... một cách chính xác. Ngũ hành sẽ bao gồm 3 đặc tính quan trọng sau: biến đổi, luân chuyển và lưu hành.
2. Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì?
Hãy cùng Timan tìm hiểu về quy luật ngũ hành tương sinh và tương khắc trong phong thủy ngay dưới đây:
2.1 Quy luật ngũ hành tương sinh
Quy luật ngũ hành tương sinh được bắt nguồn từ khái niệm ngũ hành của người Trung Hoa cổ đại. Đây là mối quan hệ hỗ nhau giữa các yếu tố trong ngũ hành để thúc đẩy, sinh trưởng và phát triển.
Vũ trụ còn tồn tại thì quy luật ngũ hành tương sinh này vẫn tiếp tục vận hành lặp đi lặp lại không ngừng. Trong bảng ngũ hành tương sinh này, hành nào sinh trước được gọi là hành mẹ, những hành sinh sau sẽ đóng vai trò là hành con. Quy luật ngũ hành tương sinh được thể hiện theo nguyên lý như sau:
- Mộc sinh Hỏa: Cây cối (Mộc) khi cháy tạo ra lửa (Hỏa). Hiện tượng này tượng trưng cho sự chuyển hóa năng lượng từ cây cối thành ngọn lửa, một quá trình tự nhiên trong chu trình sinh trưởng và biến đổi.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa (Hỏa) khi cháy thành tro bụi sẽ chuyển hóa thành đất (Thổ). Quá trình này thể hiện sự biến đổi từ trạng thái năng lượng của lửa sang vật chất, đóng góp vào sự hình thành của đất đai.
- Thổ sinh Kim: Đất (Thổ) là môi trường mà kim loại (Kim) được hình thành và khai thác. Đây là quá trình dài lâu trong tự nhiên, nơi kim loại được tạo ra từ các khoáng chất trong lòng đất.
- Kim sinh Thủy: Kim loại (Kim) khi nung chảy sẽ tạo ra chất lỏng (Thủy). Điều này biểu thị sự chuyển đổi trạng thái từ rắn sang lỏng, một phần của quá trình tương sinh trong tự nhiên.
- Thủy sinh Mộc: Nước (Thủy) là nguồn sống cần thiết cho cây cối (Mộc) phát triển. Nước cung cấp độ ẩm và dưỡng chất, giúp cây cối sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
Quy luật ngũ hành tương sinh
2.2 Quy luật ngũ hành tương khắc
Trời và Đất luôn tồn tại một mối quan hệ giao thoa mật thiết với nhau để hình thành nên sự sống cho nhân loại. Giống như quy luật tương sinh, ngũ hành tương khắc là sự chuyển hoá qua lại giữa mặt sinh và mặt khắc với nhau. Trong sinh có khắc, giữa chúng luôn tồn tại lẫn nhau nhằm duy trì sự sống của vạn vật.
Mối quan hệ sinh khắc trong ngũ hành chính là hoạt động cản trở, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của 5 nguyên tố. Cũng như quy luật ngũ hành tương sinh, vũ trụ còn tồn tại thì định lý xung khắc vẫn sẽ cứ lặp đi lặp lại không bao giờ ngừng nhưng nếu vượt quá giới hạn thì vạn vật sẽ suy vong.
Cũng giống với vòng tròn tương sinh, quy luật vòng tròn tương khắc cũng tồn tại hai phương diện. Hành nào bị mũi tên hướng về gọi là hành bị khắc và ngược lại. Hành nào ở vị trí bắt nguồn đầu mũi tên thì sẽ đóng vai trò là hành khắc. Quy luật ngũ hành tương khắc cho rằng mỗi hành sẽ bị một hành khác khắc chế, làm suy yếu hoặc tiêu diệt. Cụ thể:
- Kim khắc Mộc: Kim loại có thể chặt, cắt cây gỗ. Điều này tượng trưng cho sự chế ngự của Kim đối với Mộc, như cách lưỡi dao cắt cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây cối hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng, làm đất trở nên cằn cỗi. Đây là biểu hiện của sự tác động tiêu cực của Mộc lên Thổ.
- Thổ khắc Thủy: Đất đai sẽ hút cạn nguồn nước tự nhiên để sinh sống hoặc thậm chí trở thành sỏi đá ngăn chặn dòng chảy của nước ở các sông suối, ao hồ.
- Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa, làm lửa tắt. Đây là quy luật rõ ràng nhất, dễ nhận thấy trong tự nhiên.
- Hỏa khắc Kim: Ngọn lửa mạnh mẽ sẽ khiến kim loại bị nung chảy mất đi hình dáng ban đầu. Đây là sự biểu hiện của Hỏa ảnh hưởng và khắc chế Kim.
2.2 Ý nghĩa và ứng dụng
Quy luật ngũ hành tương khắc không chỉ mang tính lý thuyết mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống như y học cổ truyền, kiến trúc, phong thủy, và thậm chí là trong quản lý kinh doanh. Hiểu biết về ngũ hành tương khắc giúp con người cân bằng các yếu tố xung quanh, từ đó tạo ra môi trường sống và làm việc hài hòa, phát triển bền vững.
Ví dụ, trong y học cổ truyền, việc điều chỉnh ngũ hành trong cơ thể thông qua các phương pháp như châm cứu, bấm huyệt giúp duy trì sức khỏe, cân bằng âm dương. Trong kiến trúc và phong thủy, việc sắp xếp, bố trí không gian dựa trên quy luật ngũ hành tương khắc giúp gia chủ đạt được sự thịnh vượng, an khang.
3. Tính cách và màu sắc phù hợp từng bản mệnh
Nhờ vào những lời giải đáp về quy luật ngũ hành ở trên mà phần nào hiểu được về sự đa dạng về yếu tố phong thủy luôn tồn tại trong cuộc sống và vũ trụ. Ngoài ra, khái niệm này còn có thể lý giải được tính cách cũng như màu sắc phong thuỷ phù hợp đem lại may mắn thông qua ngũ hành sinh khắc. Dưới đây là những giải đáp về tính cách và màu sắc phù hợp với 5 bản mệnh Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ như sau:
3.1 Mệnh Kim
Mệnh Kim là biểu tượng của những vật làm bằng kim loại sắt vô cùng cứng cáp. Tính cách của người mệnh Kim được giải đáp chính xác thông qua ngũ hành nạp âm tương ứng với năm sinh, gồm 6 loại: Thoa Xuyến Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Hải Trung Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim.
Vì mệnh Kim là biểu tượng của kim loại cứng, nên những ai thuộc hành này đa số sẽ có khả năng giao tiếp và ứng xử tốt trước mọi tình huống xảy ra với những ngôn từ sắc bén. Họ là những người có tư duy cao, đầu óc nhạy bén và biết cách quan sát mọi thứ xung quanh, biết cách tổ chức và sắp xếp mọi việc.
Mệnh Kim
Người mệnh Kim dễ dàng thích nghi được sự thay đổi của môi trường sống xung quanh và rất thích được kiểm soát. Ngoài ra, họ còn là người làm việc có mục tiêu rõ ràng, biết nhìn xa trông rộng và kiên định. Tính cách nổi bật của người mệnh Kim là biết kiềm chế bản thân và không muốn mọi chuyện đi quá xa vì những bất đồng không hay.
Theo phong thuỷ, màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng giúp đem lại những điều thuận lợi cho gia chủ. Theo quy luật ngũ hành sinh khắc, Kim sinh Thổ và khắc Hoả, vì thế những màu sắc hợp với mệnh Kim là màu hành Thổ cũng như hạn chế những màu hành Hỏa xung khắc với Kim.
- Màu hợp mệnh Kim: vàng, nâu đất, bạch kim, trắng.
- Màu khắc mệnh Kim: đỏ, tím, cam, hồng.
3.2 Mệnh Mộc
Tính cách của người thuộc mệnh Mộc thường được ví như gió, thay đổi thất thường. Thế nhưng họ là người rất nhanh nhẹn, lối tư duy mạch lạc và hơi nhạy cảm. Nhìn chung, những người mệnh Mộc có tính cách không ổn định, nắng mưa thất thường. Nhược điểm của họ là hay chống đối, gây bất đồng và dễ gây mâu thuẫn với cấp trên.
Ngoài ra, màu sắc cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người mệnh Mộc. Dựa trên quy luật ngũ hành tương sinh, mệnh Mộc hợp với màu hành Thủy và khắc với màu thuộc hành Kim.
- Màu hợp mệnh Mộc: đen, xanh biển, xanh lục, xanh lá cây.
- Màu khắc mệnh Mộc: trắng, xám, ghi, vàng.
Mệnh Mộc
3.3 Mệnh Thuỷ
Mệnh Thuỷ là những người có tài ăn nói khéo léo, khả năng đàm phán và thuyết phục người khác rất giỏi. Họ cũng là người biết lắng nghe và hiểu chuyện, đồng cảm về những nỗi buồn của người khác, biết động viên và chia sẻ cho nhau.
Cũng giống với mệnh Kim, người mệnh Thủy có tính cách khá nhanh nhẹn và rất dễ thích ứng với môi trường mới. Đồng thời, họ có tầm nhìn xa trông rộng và luôn đánh giá mọi việc theo hướng tích cực.
Tuy nhiên điểm yếu của người mệnh Thuỷ là hay suy nghĩ quá nhiều và thường xuyên lo âu về những chuyện xa vời. Họ cũng rất dễ bị tổn thương bởi những hành động và lời nói của người khác. Ngoài ra, khi bắt đầu vào những công việc khó khăn, họ thường dễ nản lòng và từ bỏ ngay lập tức thay vì tìm cách khắc phục.
Mệnh Thuỷ
Màu sắc cũng là một yếu tố chiếm phần quan trọng trong đời sống của người mệnh Thuỷ giúp đem đến may mắn và vượng khí trong cuộc sống. Theo quy luật ngũ hành sinh khắc, mệnh Thủy phù hợp với màu thuộc hành Kim, nhưng cần hạn chế những màu hành Thổ vì xung khắc với Thủy.
- Màu hợp mệnh Thủy: trắng, xám, ghi.
- Màu khắc mệnh Thuỷ: vàng, nâu đất.
3.4 Mệnh Hoả
Biểu tượng của mệnh Hoả là ngọn lửa cháy mạnh mẽ, thể hiện sự nhiệt huyết và có hoài bão lớn. Một khi đã quyết làm điều gì đó thì họ sẽ làm đến cùng cho đến khi đạt được mục đích. Vì thế,, họ cũng sẽ không ngần ngại đối diện với những khó khăn và luôn sẵn sàng chấp nhận những thử thách ở phía trước.
Những người mệnh Hoả thường có tính cách khá mạnh mẽ nên sẽ rất khó để thấy được sự yếu đuối. Tuy nhiên, họ lại là người luôn tạo được cảm giác che chở, bao bọc cho những người xung quanh. Họ luôn quan tâm và giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn.
Mệnh Hoả
Nhược điểm của người mệnh Hoả là tính cách nóng vội, hiếu thắng và tham vọng cao. Do đó, người mệnh Hỏa rất thiếu tính kiên nhẫn và không ít lần trải qua thất bại. Không những thế, họ còn là những người có bản tính hay kiêu ngạo, thích làm những điều mình thích và không tuân thủ quy tắc nào.
Hơn thế nữa, đừng bỏ quên yếu tố về màu sắc của người mệnh Hoả vì sẽ mang lại những thành công cũng như những bất lợi trong cuộc sống của họ. Dựa trên quy luật sinh khắc ngũ hành mệnh Hỏa, những gam màu hợp Hoả chính là màu hành Mộc và những màu xung khắc là màu hành Thủy.
- Màu hợp mệnh Hỏa: xanh lục, đỏ, hồng, tím.
- Màu khắc mệnh Hoả: đen, xanh biển.
3.5 Mệnh Thổ
Người mệnh Thổ thường khá thông minh, sắc sảo, họ có khả năng ăn nói lưu loát nên luôn tạo được nhiều mối quan hệ và khách hàng lớn trong kinh doanh. Trước khi thực hiện mỗi dự án, họ cũng luôn lên 1 kế hoạch chi tiết và rõ ràng. Họ là người có tài lãnh đạo 1 nhóm lớn do viết cách đối nhân xử thế nên được lòng tất cả mọi người.
Về tình cảm, người mệnh Thổ là những người rất chung thủy. Họ hy sinh tất cả vì nửa kia của mình. Tuy nhiên, nếu bị phản bội, họ sẽ không bao giờ tha thứ cho người yêu. Phụ nữ mệnh Thổ sẽ lo cho gia đình một cách chu toàn nhất.
Mệnh Thổ
Điểm mạnh của người mệnh Thổ là tin cậy, trung thành và biết quan tâm đến mọi người. Điểm yếu của người mệnh Thổ là thiếu quyết đoán, quá cầu toàn. Họ cũng là những người không có năng khiếu cảm thụ nghệ thuật tốt.
Bên cạnh yếu tố tính cách thì màu sắc cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong cuộc sống của người mệnh Thổ giúp mang lại thuận lợi và tài lộc. Dựa trên quy luật ngũ hành tương sinh của mệnh Thổ, màu thuộc hành Hoả sẽ phù hợp với người mệnh Thổ và màu xung khắc là màu của Mộc.
- Màu hợp mệnh Thổ: đỏ, tím, cam, hồng.
- Màu khắc mệnh Thổ: xanh lục.
4. Tra cứu mệnh theo năm sinh
Ngũ hành | Năm sinh |
Kim | 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015, 2022, 2023, 2030 |
Mộc | 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2018, 2019, 2032, 2033, 2040, 2041 |
Thủy | 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013, 2026, 2027, 2042, 2043 |
Hỏa | 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009, 2016, 2017, 2024, 2025, 2038, 2039 |
Thổ | 1946, 1946, 1960, 1961, 1968, 1989, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006, 2007, 2020, 2021, 2028, 2029, 2036, 2037 |
Trên đây là tất tần tật về những lý giải về quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc trong văn hoá của người phương Đông. Hy vọng bài viết này hữu ích, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách, lựa chọn màu sắc phù hợp cho bản thân để cuộc sống trở nên thuận lợi và tốt đẹp hơn.